image banner
Bà Hoàng Thị Hương - Người phụ nữ tiên phong trong sản xuất thóc, gạo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP
Lượt xem: 640

Bà Hoàng Thị Hương, người phụ nữ sinh năm 1980 - xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định với mô hình “Sản xuất thóc, gạo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP” ổn định, hiệu quả; giúp đỡ hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2017-2022.

Bà Hương sinh ra trong gia đình thuần nông, sau khi lập gia đình bố mẹ cho 1,2 sào ruộng, tuy nhiên do canh tác theo phương pháp truyền thống nên năng suất lúa thấp, mọi thứ chi tiêu lại chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, vì vậy cuộc sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

Với mong muốn làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương, nâng cao giá trị cây lúa, đồng thời tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bà cùng với chồng mình đã đi tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm thóc, gạo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nhận thấy những năm gần đây, do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều phụ nữ chuyển từ làm nông nghiệp sang làm công nhân trong các công ty, nhà máy tại địa phương. Do vậy, nhiều gia đình không thiết tha mặn mà với đồng ruộng đã cho cấy không thu sản nhiều diện tích. Tận dụng cơ hội đó, năm 2014 bà cùng gia đình quyết tâm đầu tư 2 máy cày, 1 máy gặt và thuê thêm thợ làm, nhận cấy 14,4 hecta lúa. Đồng thời bà tìm hiểu và tham gia ký hợp đồng chuỗi cung ứng thực phẩm gạo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP với Công ty TNHH Toản Xuân Nam Định.

Bản thân bà luôn chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thâm canh và luôn giữ uy tín với Công ty: thực hiện đúng cam kết theo quy trình sản xuất. Các khâu của quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ giống, chăm sóc, bón phân, phun trừ sâu bệnh đảm bảo đúng quy trình của VietGap. Nguồn giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đạt chuẩn.

Vụ đầu lúa thu hoạch chỉ đạt từ 5,5 - 5,7 tấn/ha (trong khi sản xuất truyền thống đạt từ 6 - 7 tấn/ha) nhưng bù lại giá thành sản phẩm thấp do sử dụng ít phân hóa học, không sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật nên có lãi cao hơn. Hai vợ chồng bà luôn động viên nhau kiên trì, quyết tâm, tích cực học hỏi thực tế từ nhiều mô hình ở những nơi khác.

anh tin bai

(Bà Hoàng Thị Hương trên cánh đồng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình)

Đến nay, sản lượng thu hoạch khoảng 60 tấn/vụ (= 120 tấn/năm). Sản phẩm đạt chất lượng cao, gạo giữ được độ trắng tự nhiên, cơm ngon, dẻo, không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Doanh thu hàng năm đạt trên 900 triệu đồng, thu nhập bình quân (sau khi trừ chi phí) đạt trên 300 triệu đồng/năm.

Mô hình của bà được Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định về thẩm định sản phẩm, quy trình gieo cấy và chăm sóc, các yếu tố đất, giống, phân bón, nước và cấp giấy chứng nhận: “Mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP” và Giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm lúa. Mô hình góp phần giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường do thói quen bón phân và phun thuốc tràn lan trên cây lúa, tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, lan tỏa đến một các hộ dân trong xã và cộng đồng, góp phần tạo thói quen sản xuất và tiêu dùng sản phẩm sạch cho người dân trong xã.

Năm 2020, sản phẩm của bà được tham dự triển lãm ngày hội tôn vinh ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nam Định tổ chức và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn như rủi ro lớn do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, các chân ruộng xấu thoát nước kém nhưng vợ chồng chị luôn đồng lòng, quyết tâm, luôn tìm tòi, sáng tạo, lạc quan tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Bà luôn cố gắng đưa mô hình sản xuất gạo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của mình tuyên truyền đến bà con nông dân trong toàn xã và tích cực tư vấn về giống, kỹ thuật gieo cấy, cách đánh chuột, cách chọn thuốc và cách phun trừ sâu bệnh hại lúa để năng suất lúa đạt cao nhất và hạn chế tác hại của dịch bệnh hại lúa để bà con sản xuất gạo sạch trước hết đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của gia đình và cộng đồng sau đó tham gia liên kết trong chuỗi sản xuất tạo thương hiệu “gạo sạch” của người Nam Định. Mô hình sản xuất lúa gạo của gia đình bà đã tạo việc làm cho 8 - 10 lao động, trong đó 02 lao động gia đình và từ  6 - 8 lao động địa phương tùy theo mùa vụ với mức thu nhập ổn định từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Với những thành tích tiêu biểu đã đạt được trong những năm qua, bà Hoàng Thị Hương đã được các cấp, các ngành ghi nhận khen thưởng, cụ thể: Năm 2020, chị được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020; được Ủy ban nhân dân xã tặng Giấy khen. Đặc biệt, với thành tích đã có mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, ổn định, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định, ngày 09 tháng 8 năm 2022, bà vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen theo Quyết định số 948/QĐ-TTg.

Bà Hoàng Thị Hương, nông dân thôn Bình Long, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là một tấm gương điển hình tiên tiến về người phụ nữ mạnh dạn làm giàu từ chính từ mảnh ruộng nâng tầm giá trị hạt thóc, hạt gạo ngay trên chính mảnh đất quê hương mình./.

(Nguồn: sonoivu.namdinh.gov.vn)


image advertisement
anh tin bai

image advertisement

image advertisement
image advertisement




image advertisement

image advertisement
anh tin bai

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin bai



Thông báo - Giấy mời
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH
Bản quyền thuộc Huyện Nghĩa Hưng
Địa chỉ: Thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 
Điện thoại: 0228.3871.090     Fax: 0228 3871.090
Email:vpubnghiahung.nhg@namdinh.gov.vn

Designed by VNPT Nam Định


Chung nhan Tin Nhiem Mang